Xem chủ đề khác

Danh sách chủ đề

Phong tục đón năm mới ở Nhật Bản

Không ai có thể phủ nhận những nét đẹp văn hóa Nhật Bản. Một trong những nét đẹp đó chính là phong tục đón năm mới. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút phong tục này!

Do chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên Nhật Bản không đón năm mới theo Âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc và một số các nước Châu Á khác.
Người Nhật hiện đón năm mới vào ngày 1/1 dương lịch chứ không ăn Tết Nguyên Đán như một số nước phương Đông. Đối với người Nhật, năm mới là một dịp đặc biệt để nhìn lại một năm đã qua cũng như cầu chúc những điều tốt đẹp cho một năm mới sắp đến.
Cũng giống như người Việt Nam, người Nhật có phong tục dọn dẹp nhà cửa để đón vị thần năm mới. Dọn dẹp nhà cửa đối với người Nhật còn là xua đuổi những cái đen đủi, không may mắn trong năm cũ để đón may mắn và những điểu tốt đẹp trong năm mới.
Vào ngày tết, người Nhật thường trang trí Kadomatsu trước cổng nhà. Dưới vòm cửa hay trên bàn thờ, người ta treo Shimekazari, Shimekazari là một loại trang trí để ngăn không cho quỷ lai vãng, tương tự như tục cắm cây nêu ngày Tết của Việt Nam.

Xem thêm: Cẩm nang quan trọng về văn hóa Nhật Bản

Phong tục đón năm mới ở Nhật - ảnh 1
“Mâm ngũ quả” của người Nhật gọi là Kagamimochi: mâm bánh dày Mochi cùng với một loại quýt đặc trưng của Nhật – quýt Mikan. Đây được coi là nơi vị thần trú ngụ và là nơi linh thiêng nhất trong ngôi nhà.
Vào ngày 31/12 - đêm tất niên, là ngày quan trọng trong truyền thống của người Nhật, sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp nhà cửa trong ngày, vào đêm giao thừa, người Nhật sẽ ăn một bữa tối hoành tráng nhất trong năm. Bữa tối này thường diễn ra vào khoảng 10h hay 11h đêm tại nhà, mọi người quây quần lần cuối cùng trong năm cũ, cùng nhau ăn mỳ Toshikoshi-Soba.

Xem thêm: Bạn có biết vì sao người Nhật Bản ăn cá 5 bữa/tuần không?

Phong tục đón năm mới ở Nhật - ảnh 2
Đây là phong tục truyền thống dựa trên liên tưởng về những sợi mỳ dài tượng trưng “chuyển giao từ năm cũ sang năm mới” – ý nghĩa của từ Toshikoshi. Cũng có địa phương cho rằng sợi mỳ dài của Toshikoshi-Soba tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới. Đặc biệt từ lúc vừa qua 23 giờ ngày 31 đến 0 giờ ngày hôm sau các ngôi chùa tại Nhật sẽ gióng 108 hồi chuông tượng trưng cho 108 ham muốn trần tục của con người trong Phật Giáo.
Sáng ngày 1/1 tất cả các gia đình đều làm cơm đón năm mới. Món ăn chính trong ngày này là món canh bánh dày Ozoni và món canh này sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai và bánh dày (omochi)…
Đặc biệt trong những tuần đầu tiên của năm mới, người Nhật có ngày lễ thành nhân – đây là ngày lễ được tổ chức cho những nam nữ thanh niên tròn 20 tuổi. Nhiều người Nhật thực sự cảm thấy hết tết và quay lại công việc bận rộn hàng ngày.

Xem thêm: Mách bạn 6 điều quan trọng về văn hóa Nhật Bản

Phong tục đón năm mới ở Nhật - ảnh 3

Nguồn bài viết:

Dekiru.vn