Xem chủ đề khác

Danh sách chủ đề

Những vấn đề cần lưu ý trong việc sử dụng kính ngữ tiếng Nhật

Từ lâu việc sử dụng kính ngữ trong quá trình học tiếng Nhật đã gây cho các bạn nhiều khó khăn. Cùng Dekiru tìm hiểu cách sử dụng kính ngữ sao cho đúng các bạn nhé

Cũng giống như nhiều quốc gia khác ở Châu Á, Nhật Bản là quốc gia rất trọng lễ nghi, văn hóa. Nếu đã từng tiếp xúc với người Nhật, hẳn bạn sẽ thấy rằng người Nhật rất hay sử dụng kính ngữ trong giao tiếp hàng ngày. Và khi đi học, chúng ta cũng được thầy cô nhắc nhở rằng kính ngữ là phần rất quan trọng trong tiếng Nhật và thường xuyên xuất hiện trong đề thi. Vậy nên trong bài viết này, hãy cùng Dekiru.vn tìm hiểu về các sử dụng kính ngữ tiếng Nhật chuẩn nhất nhé!

Những vấn đề cần lưu ý trong việc sử dụng kính ngữ tiếng Nhật

1. Kính ngữ là gì?

Kính ngữ là hình thức giao tiếp thể hiện sự tôn trọng, lịch sự của mình với đối phượng. Trong tiếng Nhật, kính ngữ thường được chia thành 3 loại chính: tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ và cách nói lịch sự. Tùy từng hoàn cảnh, mục đích giao tiếp, bối cảnh giao tiếp… để lựa chọn kính ngữ phù hợp.

- Tôn kính ngữ (尊敬語): dùng để nói về hành động của người trên mình, người có địa vị cao, tỏ thái độ tôn trọng, kính trọng khi nhắc tới họ.

- Khiêm nhường ngữ (謙譲語): dùng để nói về hành động của bản thân mình , có ý nghĩa tự giảm nhẹ cái tôi, giữ ý tôn trọng khi nói với người khác, người có địa vị trên mình, người mới quen  hoặc khi nói chuyện qua điện thoại.

- Cách nói lịch sự (丁寧語) sử dụng ” ます”, “です” ở cuối câu. Đây là thể sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp hàng ngày.

Tham khảo ngay: Cẩm nang tự học tiếng Nhật giao tiếp thành công

2. Cách chia thể kính ngữ trong tiếng Nhật

  • Tôn kính ngữ: 

Dạng bị động của động từ biến đổi theo qui tắc nhất định:

Dạng bị động (Chia theo quy tắc chia động từ bị động đã học):

Nhóm 1 : Động từ có đuôi いますchuyển qua thành đuôi あれます

Nhóm 2 : Động từ ますthêm られます

Nhóm 3 : します  chuyển thành されます  | 来ます thành こられます

Ví dụ :

A: 社長は 帰られましたか。

Giám đốc đã trở về chưa?

B: ええ、もう 帰りました。

Vâng, giám đốc đã về rồi.

Người thực hiện hành động trong cuộc hội thoại là giám đốc, vì vậy cần sử dụng kính ngữ.

Thêm  / + động từ bỏ ます + になる của động từ biến đổi theo qui tắc nhất định

(Không áp dụng đối với các động từ thuộc nhóm  3 ( 来る、する) và các động từ có một âm tiết phía trước đuôi ます như みます, ねます,…)

Ví dụ

先生は何時ごろお戻りになりますか。

Thầy giáo khoảng mấy giờ sẽ quay lại vậy ?

Những vấn đề cần lưu ý trong việc sử dụng kính ngữ tiếng Nhật

Một số động từ bất quy tắc:

Động từ

Tôn kính ngữ

Ý Nghĩa

見る

ご覧になる 

Nhìn, xem

会う

お会いになる

Gặp

いる、行く、来る

いらっしゃる

Ở, đi, đến

知る

ご存じ

Biết

食べる、飲む

召し上がる

Ăn, uống

くれる

くださる

Gửi, biếu

する

なさる

Làm

言う

おっしゃる

Nói

着る

おめしになる

Mặc

寝る

おやすみになる

Ngủ

死ぬ

お亡くなりになる

Chết

  • Khiêm nhường ngữ:

Thêm  / + động từ bỏ ます + する của động từ biến đổi theo quy tắc nhất định

Động từ thể liên dụng + “” đằng trước và “します” đằng sau. Hoặc Danh động từ + “” đằng trước và “します” đằng sau. Có thể thay “します” bằng “いたします” để tỏ thái độ khiêm nhường hơn nữa .

Ví dụ :

Thông thường: この問題について案内します。

Tôi sẽ hướng dẫn anh về vấn đề này.

Khiêm nhường: この問題についてご案内します。

Xin phép được hướng dẫn anh về vấn đề này.

Lưu ý : Tiền tố dùng với các động từ thuộc nhóm 1 và nhóm 2. Tiền tố dùng với các động từ thuộc nhóm 3, có dạng là danh động từ + します. Ngoài ra thì có 1 số động từ nhóm 3 lại sử dụng tiền tố phía trước như : お電話、お食事

• Động từ biến đổi không theo quy tắc nhất định 

Động từ

Khiêm nhường

Ý Nghĩa

する

いたす

Làm

思う

存じる

Nghĩ

いる

おる

言う

申し上げる

Nói

聞く

拝聴する

Nghe

見る

拝見する

Nhìn

行く

うかがう

Đi

来る

参る

Đến

会う

お目にかかる

Gặp

帰る

帰らせていただく

Trở về

待つ

待たせていただく

Đợi

知る

存じる

Biết

読む

拝読する

Đọc

書く

書かせていただく

Viết

送る

送らせていただく

Gửi

食べる

いただく

Ăn

  • Cách nói lịch sự:

Danh từ thì thêm / vào trước.

Ví dụ :

仕事お仕事

連絡ご連絡

Những vấn đề cần lưu ý trong việc sử dụng kính ngữ tiếng Nhật

Cách chia trong thể lịch sự:

Chúng ta chia về các dạng thông thường của thể như trong các bài đầu tiên đã học. Tuy nhiên các bạn cũng cần chú ý đến tính từ đuôi na và tính từ đuôi "i" để tránh bị sai khi chia quá khứ phủ định của tính từ.

Người Nhật rất coi trọng văn hóa trong giao tiếp, nếu bạn sử dụng thành thạo kính ngữ thì có thể làm quen với rất nhiều người Nhật, tạo mối quan hệ tốt với những câu nói thể hiện thái độ lịch sự, chân thành.

Giao tiếp với người Nhật cần chú ý những gì, tìm hiểu ngay tại đây nhé:

Những mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật cơ bản

Phương pháp luyện giao tiếp tiếng Nhật cho người mới bắt đầu

Những mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật cơ bản

Nguồn bài viết:

Dekiru.vn