Danh sách chủ đề
Học Kanji mà không hiệu quả? Đây là lối thoát dành cho bạn
Kanji được coi là nỗi sợ lớn nhất đối với các bạn học tiếng Nhật. Thực ra, học Kanji không khó, nếu bạn đang mơ hồ, Dekiru sẽ đưa cho bạn những lối thoát bất ngờ
Khi được hỏi: “Khó khăn nhất khi học tiếng Nhật là gì?” 80% người được hỏi đều trả lời: “Kanji chính là phần khó nhằn nhất”.
Lý do gì khiến Kanji trở thành “nỗi sợ” khi học tiếng Nhật?
Hoặc “học đi học lại, học tái học hồi” vẫn không nhớ nổi mặt chữ, không đạt được hiệu quả.
Kanji là “nỗi sợ” đối với hầu hết người học Tiếng Nhật
Giải quyết vấn đề này không khó nhưng cần phải có phương pháp. Học theo phương pháp truyền thống trở nên quá quen thuộc. Với lượng kiến thức nhiều và khó như Kanji, đôi khi nó dễ gây cảm giác nhàm chán và dễ gây nhầm lẫn khi không có ví dụ đi kèm. Có một cách thức tiếp cận Kanji mới được rất nhiều bạn ủng hộ và theo chuẩn thời đại công nghệ 4.0 hiện nay đó là phương pháp học online. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng và tận dụng được những lợi thế trong quá trình học Kanji.
Nếu bạn đang cảm thấy mông lung, Dekiru sẽ đưa lối thoát cho bạn.
1. Học Kanji theo cấp độ
Tiếng Nhật cũng giống như các ngôn ngữ khác, có đầy đủ cấp độ từ sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Học Kanji cũng vậy, thay vì học một lúc một khối lượng lớn gồm 2000 chữ thì bạn nên phân tách chúng theo trình độ phù hợp của bản thân.
Chữ Kanji nổi tiếng đã khó và rất tượng hình, nếu chỉ chăm chăm học thuộc thì nhầm lẫn giữa các mặt chữ với nhau là điều không tránh khỏi. Càng lên trình độ cao, khối lượng Kanji phải học nhiều hơn và khó hơn. Lợi ích của việc phân tách này giúp cho người học không quá “ngộp thở” kiến thức, dễ dàng tiếp thu và tránh lãng phí khi mà học nhưng lại không sử dụng đến.
Học Kanji tùy theo cấp độ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn (Ảnh minh họa)
2. Học đầy đủ bộ thủ Kanji cơ bản
Bộ thủ được coi như là bảng chữ cái của Kanji. Có rất nhiều người chọn cách học Kanji máy móc, khô khan, học vẹt là không học qua bộ thủ. Đây được coi là một điều sai lầm. Giống như bảng chữ cái Tiếng Việt, bộ thủ chính là các chữ cái đơn lẻ được ghép vào với nhau. Chẳng hạn, trong Tiếng Việt, để ghép thành chữ NHẬT, mình cần ghép từ 4 âm N, H, Â, T. Bộ thủ cũng được tạo nên như vậy đó, vì thế để học Kanji dễ nhớ hơn, bạn nên học các bộ thủ cơ bản trước, có khoảng 185 bộ thủ cơ bản trên tổng 214 bộ thủ. Đặc biệt, đối với các Kanji phức tạp, ghép bộ thủ lại với nhau sẽ tiết kiệm thời gian, học nhanh và nhớ lâu hơn.
Bộ thủ chính là bảng chữ cái của Kanji (Ảnh minh họa)
3. Học Kanji kèm từ vựng thay vì học âm “on, kun”
Kanji đã khá phức tạp nhưng nếu bạn vừa cố gắng học Kanji vừa cố gắng học cả âm “on, kun” thì rất dễ nhầm lẫn, gây rối kiến thức. Bởi các âm này trong tiếng Nhật khi đứng một mình sẽ có cách đọc khác còn khi ghép với các ký tự khác sẽ có cách đọc khác. Vì thế, muốn có phương pháp học tập thông minh, bạn nên học Kanji theo ý nghĩa của nó và cách đọc nên đi kèm với các từ vựng để dễ hiểu và dễ nhớ hơn.
Cùng tham khảo những bài viết khác tại Dekiru để bỏ túi thêm nhiều phương pháp học tập tiếng Nhật hiệu quả nhé!
Mách bạn 5 cách luyện nghe tiếng Nhật